4 tác hại căng thẳng ảnh hưởng đến kết quả tập luyện thể hình

Những áp lực từ công việc, gia đình, cuộc sống khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, đây có lẽ là tình trạng phổ biến mà nhiều người đang gặp phải. Tập thể hình là giải pháp nhiều người lựa chọn để xả, giải tỏa căng thẳng, nhưng liệu điều này có thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn?

1.Tác hại của luyện tập thể hình khi đang căng thẳng

Với người tập luyện thể hình, căng thẳng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả luyện tập, đến phòng gym trong tâm lý căng thẳng còn gây ra những hậu quả khó lường về an toàn khi thực hiện các bài tập. Cùng điểm qua các tác hại của việc luyện tập khi đang căng thẳng:

tập luyện khi đang căng thẳng gây ra những tác hại không tưởng

1.1 Căng thẳng khiến cơ bắp kém linh hoạt và giảm khả năng phục hồi

Khi căng thẳng, các cơ bắp trên cơ thể sẽ không đạt được độ dẻo dai cần thiết để thực hiện các bài tập đồng thời làm tăng khả năng chấn thương, thời gian phục hồi của các cơ quan sau khi tập cũng lâu hơn. 

Sau mỗi buổi tập hiệu quả, bạn thường cảm thấy đau nhức các cơ, cảm giác đó là kết quả của các vi mô nhỏ xảy ra khi bạn tạo áp lực lên các cơ. Để khắc phục tình trạng này, chỉ với thời gian nghỉ ngơi và phục hồi phù hợp, các cơ sẽ tự động được phục hồi, bạn có thể tiếp tục những buổi tập luyện mới, cơ bắp sẽ tiếp tục phát triển, đẹp và khỏe hơn.

Khi bị căng thẳng, cơ thể luôn trong trạng thái “căng như dây đàn” và vì vậy các cơ bắp luôn phải chịu một áp lực lớn. Khi căng thẳng cơ thể sản sinh ra cortisol, sản sinh quá nhiều hormon này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tăng cơ và đốt mỡ. Khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng trong thời gian dài, sẽ làm giảm hiệu quả tăng cơ và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi cơ bắp của bạn. 

1.2 Căng thẳng làm giảm độ hiệu quả của buổi tập

Căng thẳng khiến bạn giảm khả năng tập trung khi luyện tập, những động tác khó, bạn sẽ không thể thực hiện trơn tru và đúng kỹ thuật, đồng thời rủi ro chấn thương cũng tăng theo. Nghiên cứu cho thấy, những người có mức độ căng thẳng cao khi tập gym khiến hiệu quả và chất lượng các buổi tập thấp hơn rất nhiều so với những người đến phòng gym với tinh thần thoải mái.

Nếu bạn đồng thời cảm thấy bực bội, giận dữ hay căng thẳng và tập luyện gắng sức sẽ tạo nên gánh nặng lớn, đột ngột cho nhịp tim, hệ tuần hoàn. Nếu cùng với đó, động mạch của bạn có mảng xơ vữa rải rác, kết hợp tập luyện với cảm xúc không tốt có thể dễ dàng dẫn đến phát triển cục máu đông và cuối cùng là cơn đau tim sẽ đe dọa đến tính mạng của bạn.

Khi căng thẳng, bạn dễ mất động lực tập luyện, đôi khi việc tập luyện lúc này với bạn chỉ để giải tỏa áp lực nên bạn tập với cường độ lớn, quá sức. Điều này sẽ khiến buổi tập kém hiệu quả, thậm chí gây tác động ngược, dễ mắc chấn thương không đáng có.

1.3 Căng thẳng làm rối loạn testosterone trong cơ thể 

Khi cơ thể bạn đang căng thẳng, phản ứng “đánh trả hoặc chạy trốn” được kích hoạt, điều này làm tăng hoocmon gây căng thẳng cho cơ thể. 

Testosterone ảnh hưởng đến mọi thứ từ tâm trạng, trí nhớ, hiệu suất tập luyện, và cả khả năng xây dựng và phục hồi của cơ bắp. Đặc biệt, hoocmon này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng, gây ra hiện tượng tạo mỡ ở vùng bụng, làm khó khăn cho việc giảm cân. 

1.4 Căng thẳng làm xáo trộn trao đổi chất của cơ thể

Khi căng thẳng cơ thể sẽ giải phóng năng lượng dự trữ và làm chậm lại quá trình trao đổi chất của bạn. Điều này có thể dẫn đến tăng cân bất ngờ, khiến bạn khó đạt được mục tiêu tập luyện và thậm chí tệ hơn là ảnh hưởng đến động lực tập thể hình của bạn.

Việc trải qua một hoặc nhiều sự kiện căng thẳng vào ngày trước khi chỉ ăn một bữa ăn nhiều chất béo sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, có thể gây tăng cân liên tục trong suốt một năm.

2. Giải pháp để căng thẳng không ảnh hưởng đến quá trình luyện tập

Căng thẳng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quá trình tập luyện của bạn, vậy bạn cần làm gì để hạn chế những tác hại mà căng thẳng mang đến:

2.1 Tham khảo ý kiến từ PT, chuyên gia thể hình

Khi gặp phải căng thẳng, bạn không nên tự luyện tập quá sức, hãy chia sẻ với PT của mình, việc chia sẻ có thể giúp bạn thoải mái hơn,  từ đó PT sẽ đưa ra những lời khuyên, xây dựng giáo án, lựa chọn các bài tập và phương pháp tập luyện phù hợp nhất với tình trạng của bạn.

2.2 Chạy bộ trước khi tập các bài chính

Khi căng thẳng, bạn cần cho cơ thể từ từ làm quen, thích nghi với các bài tập nặng. Chạy bộ là khoảng thời gian thư giãn và bỏ bớt những suy nghĩ tiêu cực mà bạn đang gặp phải trong cuộc sống. Chạy bộ kết hợp với các động tác tay còn là phương pháp khởi động cực kỳ hiệu quả, lợi ích đốt mỡ và có lợi cho tim mạch cũng là một điểm lợi mà khiến nhiều gymer lựa chọn máy chạy bộ để bắt đầu buổi tập của mình. 

2.3 Tập những bài tập bạn thích

Khi rơi vào căng thẳng, bạn nên tập luyện những bài tập mình yêu thích, những bài tập giúp bạn cảm thấy thoải mái thay vì ép cơ thể tập những bài tập khó, sẽ khiến bạn càng thêm căng thẳng, gây tác động ngược lên cơ thể.

Không những thế, khi tập những bài bạn thích, việc tập luyện càng hiệu quả và bạn còn có thể giảm stress trong quá trình tập. Vì vậy, nếu bạn không thích plank, hãy mạnh dạn bỏ nó ra khỏi buổi tập và thay bằng các động tác đơn giản hơn.

Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, stress sau một ngày dài làm việc hoặc có nhiều điều cần suy nghĩ, giải tỏa, hãy lựa chọn một cách tập luyện nhẹ nhàng như đi dạo vài vòng hay những bài tập khí công, yoga tĩnh lặng. Điều đó sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. 

2.4 Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thông thường, các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chất béo đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tập luyện và làm cho bạn dễ tăng cân. Điều này sẽ càng tệ hơn khi bạn đang gặp căng thẳng, chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ hủy hoại vóc dáng, cơ bắp mà bạn đã mất nhiều công sức để gây dựng. 

Vì vậy, một chế độ ăn uống hợp lý, giàu dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu khi theo đuổi bộ môn thể hình. Ăn nhiều trái cây tươi và rau củ, đồng thời bổ sung thêm các loại khoáng chất cần thiết không những nâng cao thành quả luyện tập mà còn phần nào có thể giảm bớt căng thẳng trong sinh hoạt của bạn.

2.5 Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng trong chu trình sinh học của cơ thể mỗi người. Căng thẳng chính là một trong những nguyên do khiến bạn không có một giấc ngủ đủ và sâu, nó khiến cơ thể luôn chán nản, mệt mỏi, ảnh hưởng nghiệm trọng đến quá trình phục hồi cơ bắp. 

Căng thẳng có thể khiến bạn dễ mất ngủ, bạn nên cố gắng ngủ đủ giấc. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể cảm thấy sảng khoái, nhiều năng lượng hơn. Ngủ điều độ không chỉ làm giảm căng thẳng, mà còn cho cơ bắp thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. 

—————————————————————————————

NHANH TAY ĐĂNG KÝ – TRẢI NGHIỆM MIỄN PHÍ – SỐ LƯỢNG CÓ HẠN

𝐈𝐧𝐛𝐨𝐱 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐜𝐡𝐨 𝐟𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞: m.me/nptaacademy vấn liền tay.

Địa chỉ Học viện : 35 Nguyễn Khuyến-Văn Miếu – Đống Đa – Hà nội

Địa chỉ tập luyện : 54-56 Nguyễn Khuyến- Văn Miếu-  Đống Đa – Hà nội

☎ Hotline: 0966368866

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *